Mắt vốn là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận các chức năng nhìn, quan sát, ghi nhận lại hình ảnh sự vật, màu sắc và chuyển thông tin vào não bộ để xử lý và lưu trữ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc mắt cũng như cơ chế hoạt động của nó.
Nhìn từ tổng thể bên ngoài, đôi mắt người được cấu thành bởi các bộ phận sau:
Lông mày giúp ngăn không cho nước, mồ hôi hay các vật nhỏ khác rơi vào mắt. Hình dạng lông mày có dáng cong giúp cho nước và mồ hôi chảy qua hai bên khuôn mặt, giữ vệ sinh cho đôi mắt luôn sạch và nhìn rõ hơn.
Mắt có thể nhắm lại và mở ra là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt. Chuyển động nhắm, mở này giúp mắt tránh bị khô và nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi mỗi ngày. Trên mi mắt còn có hàng lông mi bảo vệ mắt khỏi các dị vật khác. Mí mắt trên có lông mi dài và cong. Mí dưới có lông mi thưa và ngắn hơn.
Là một lớp màng nhầy che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của mắt. Nó lót mặt sau của mi mắt, gấp mép lại tại cùng đồ để phủ lên vùng củng mạc giác mạc. Kết mạc có chức năng duy trì màng nước mắt, bảo vệ mắt khỏi các dị vật và nhiễm trùng.
Cấu tạo của mắt rất tinh vi. Hai bộ phận có vai trò quan trọng nhất để thực hiện chức năng quan sát của mắt đó là thủy tinh thể và võng mạc. Cấu trúc bên trong của mắt được chia thành 2 phần:
Nằm ở phía trước củng mạc. Nó có dạng hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt. Hoạt động như một thấu kính hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể quan sát vật thể.
Là lớp ngoài màu trắng, có vai trò bảo vệ mắt. Nó là một màng dày và cứng, chiếm ⅘ phía sau nhãn cầu. Củng mạc tạo nên hình thể ở dạng hình cầu cho nhãn cầu.
Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử và nằm ngay phía sau giác mạc. Mống mắt có cấu trúc mỏng. Nó là cơ quan quyết định màu mắt của con người: nâu, xanh, đen… Ngoài ra, nó còn có công dụng điều chỉnh đường kính và kích cỡ của đồng tử.
Là lỗ tròn nhỏ màu đen nằm ở trung tâm mống mắt. Đồng tử co giãn được là nhờ các cơ mống mắt để giúp cân bằng lượng ánh sáng đi vào mắt.
Là chất dịch từ thể mi tiết ra tiền phòng (khu vực giữa giác mạc và thể thuỷ tinh) và hậu phòng (khu vực nằm phía sau mống mắt) tạo ra nhãn áp giúp duy trì hình dạng cầu căng cho mắt. Thuỷ dịch còn cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc và thể thuỷ tinh.
Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm phía sau đồng tử. Nó hoạt động như một thấu kính giúp hội tụ, tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo hình ảnh sắc nét, rõ ràng.
Là một dạng gel trong suốt như thạch và nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc. Nó giữ vai trò như một môi trường giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Dịch kính chiếm khoảng ⅔ thể tích nhãn cầu. Con người chỉ có thể nhìn thấy mọi vật khi dịch kính còn trong suốt.
Là lớp màng mỏng nằm giữa phần củng mạc và võng mạc. Hắc mạc tiếp nối với phần mống mắt ở phía trước nhãn cầu. Nó gồm nhiều mạch máu để nuôi dưỡng con mắt.
Là một lớp màng ở phía trong cùng của nhãn cầu. Nó tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại và chuyển tín hiệu lên não bằng các dây thần kinh thị giác.
Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (hay còn gọi là điểm vàng). Đây là khu vực mà tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận dạng nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.
Dây thần kinh thị giác chính là nơi tập trung các bó sợi thần kinh có nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu nhận được ở võng mạc. Qua đó, đôi mắt sẽ nhận biết được ánh sáng, hình ảnh. Mạch máu võng mạc bao gồm động mạch và tĩnh mạch vùng trung tâm võng mạc giúp cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng mắt.
Đôi mắt có nhiều chức năng trên nhiều phương diện có thể kể đến đó là:
Sau khi ánh sáng được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể, chúng sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Lúc này, các tế bào cảm thụ ánh sáng sẽ chuyển những tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu này sẽ được truyền lên não bộ bằng hệ thần kinh thị giác. Cuối cùng, não bộ sẽ tiếp nhận các tín hiệu và nhận biết hình ảnh. Đây là cơ chế hoạt động thông thường của đôi mắt mỗi khi chúng ta nhìn thấy một vật nào đó.
Qua bài viết trên ta có thể thấy cấu tạo của mắt vô cùng phức tạp. Mỗi cơ quan tuy đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh giúp con người có thể nhìn ngắm vật xung quanh.