Đục thủy tinh thể-một căn bệnh rất phổ biến nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Đáng tiếc thay hầu hết không ai để ý hoặc lo sợ về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủy tinh thể và đục thủy tinh thể là bệnh gì nhé!
Thủy tinh thể được cấu thành nhờ các loại protein và nước. Đối với thủy tinh thể khỏe mạnh, protein sẽ được sắp xếp đúng vị trí của nó. Khi các protein càng được sắp xếp đúng vị trí, thì thủy tinh thể càng trong. Thủy tinh thể cần trong suốt để có thể phản chiếu rõ. Thủy tinh thể càng trong thì mắt nhìn thấy càng sáng. Thủy tinh thể càng đục thì hình ảnh nhận được càng mờ.
Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính giúp ánh sáng hội tụ trên võng mạc. Ánh sáng sẽ được võng mạc tiếp nhận và đưa lên thần kinh trung ương. Từ đó chúng ta có thể nhìn rõ được sự vật, hiện tượng. Ngoài ra, thủy tinh thể còn có chức năng bảo vệ mắt khỏi tia UV, ánh sáng có hại cho mắt.
Nhân gian thường gọi căn bệnh này là cườm khô hoặc cườm đá. Đục thủy tinh thể là hiện tượng cấu trúc protein bị thay đổi. Cấu trúc protein bị xáo trộn làm độ dày, độ cong, độ trong, độ đàn hồi của thủy tinh thể thay đổi dẫn đến đục thủy tinh thể. Nguyên nhân do các chất xúc tác có hại trong cơ thể hoặc do tác động từ bên ngoài.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do bẩm sinh và tuổi tác:
Nhiều đứa trẻ khi vừa sinh ra đã mắc phải. Nguyên nhân do: di truyền, rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn hoặc do biến chứng. Đối với trường hợp này cần can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.
Đa phần căn bệnh này thường xuất hiện ở tuổi già. Có đến 80% người già trên 65 tuổi mắc chứng đục thủy tinh thể. Nguyên nhân do rối loạn cấu trúc protein. Dẫn đến cản trở tầm nhìn, làm suy giảm thị lực. Nếu để tình trạng nghiêm hơn, mắt có thể bị mù lòa.
Ở thời đại 4.0, đa phần mọi người đều tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…) hằng ngày với cường độ cao. Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian dài, chúng ta vô tình làm tổn thương cấu trúc lớp protein trên thủy tinh thể, khiến chúng lão hóa nhanh hơn.
Theo khuyến cáo, chúng ta nên tiếp xúc với ánh sáng xanh 3 giờ/ ngày. Nhưng hiện tại, thời đại 4.0, thời gian chúng ta làm việc và tiếp xúc với ánh sáng xanh lên đến 11 giờ/ ngày.
Ngoài ra còn các nguyên nhân thứ phát như:
Căn bệnh này thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng thời đại công nghệ số, bệnh đục thủy tinh thể lại trở nên trẻ hóa. Nhiều người vẫn rất thờ ơ về căn bệnh này. Nhưng đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa.
Theo số liệu của WHO (Tổ chức Y Tế Thế giới) thì khoảng 50 triệu người trên thế giới đang mắc phải căn bệnh này. Ở độ tuổi từ 55 đến 63 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh là 4,5%, còn từ 65 đến 74 tuổi, tỉ lệ tăng lên 18% và từ 75 trở lên, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 45,9%.
Ở Việt Nam, thống kê của Bộ Y Tế từ Bệnh viện Mắt Trung ương, mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc chứng đục thủy tinh lên đến 700.000 ca.
Đáng nói hơn, tỉ lệ mù một mắt 1,18% hai mắt 1,25% đối với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể.
Vì là căn bệnh phổ biến nên không ai thấy tầm ảnh hưởng lâu dài của bệnh cho đến khi trở nặng. Cho nên chúng ta cần phải có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và điều trị từ sớm để tránh gây ra những tổn thất lớn. Để được tư vấn rõ hơn về căn bệnh này, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí: 1800 55 88 74