Ngày nay, nhức mắt không chỉ đơn thuần là dấu hiệu bị mỏi mắt. Nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác về mắt. Vì vậy khi có biểu hiện đau nhức một bên mắt, bạn không nên chủ quan.
Nhức mắt bên trái hay phải có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:
Do vị trí mắt nằm ở gần xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang sẽ gây tổn hại đến mắt. Ví dụ như như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt… Thậm chí, mắt có thể bị sưng lan ra vùng thái dương, gây viêm dây thần kinh thị giác. Khi đó, thị lực của người bệnh đột nhiên giảm sút. Tình trạng này có thể tự phục hồi hoặc để lại những biến chứng lâu dài về thị lực.
Chấn thương mắt là hậu quả từ những tai nạn phổ biến có thể diễn ra hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời, tổn thương mắt có khả năng để lại hệ quả nghiêm trọng. Thậm chí có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Các triệu chứng khi mắt bị chấn thương là: thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt, thị lực suy giảm…
Các chấn thương khác như xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt xảy ra lúc bị chấn thương cũng có thể trực tiếp làm nhức mắt, đau mắt.
Viêm hốc mắt thường bắt nguồn từ tác động của các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra. Sự xâm nhập của chúng thường do các chấn thương hay nhọt gần cạnh mắt, miệng, mũi,… Các vị trí viêm nhiễm gần mắt nếu không được xử lý sớm sẽ lan ra. Nó sẽ để lại chuyển biến xấu như nhiễm trùng huyết ảnh hưởng tính mạng của người bệnh.
Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Cơ thể người mắc bệnh mất khả năng sử dụng hoặc sản sinh ra hormone insulin. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cả mắt, thận, thần kinh.
Bệnh tiểu đường không những làm tầm nhìn mờ đi mà còn gây đau nhức quanh vùng mắt. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, lâu ngày có thể dẫn tới mù lòa.
Do có khối u chèn ép dây thần kinh ở hốc mắt có thể làm đau nhức mắt. Các dạng u có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Dạng u lành tính có u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn. U ác tính có u xương ở trẻ nhỏ và u bạch huyết ở người lớn.
Triệu chứng đau mắt thường thấy ở các trường hợp u di căn hoặc u ác tính tiến triển nhanh. Đau trong u hốc mắt thường kéo dài hàng ngày và đau nhiều hơn về đêm. Những u lành tính thường ít đau dù người bệnh có thể có cảm giác căng tức, khó chịu.
Đau mắt có thể do những nguyên nhân khác: đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động. Đau nhức mắt dữ dội có thể do tăng nhãn áp. Ngoài ra, khi phải căng mắt để đọc, tập trung lâu cũng dẫn đến tình trạng này.
Một số bệnh đau đầu với các nguyên nhân khác nhau cũng lan truyền đến mắt như: đau nửa đầu dữ dội, kèm theo chảy nước mắt, chảy nước mũi và co đồng tử. Cơn đau diễn ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp. Bệnh này hay gặp ở đối tượng hút thuốc.Những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt cũng bị đau nhức mắt.
Khi đến khám, bác sĩ sẽ dựa theo tiền sử, diễn tiến bệnh, mức độ đau nhức cùng các dấu hiệu khác cũng như bệnh lý người bệnh có sẵn. Cơn đau đầu kèm theo nhức hốc mắt với tần suất ít thường không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân thường thấy là bởi vì liên tục làm việc với máy tính và không nghỉ ngơi mắt, căng thẳng áp lực. Những dấu hiệu được xem là nghiêm trọng, cần thăm khám ngay lập tức là: đau nhức hốc mắt kèm theo sốt, suy giảm thị lực, buồn nôn, sợ ánh sáng, rối loạn ý thức.
Hầu hết tình trạng nhức mắt được giải quyết bằng thuốc giảm đau và chế độ sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, nạp đủ chất dinh dưỡng, các bài tập yoga, thể thao cũng là cách tốt để duy trì sức khỏe.
Để nắm rõ nguyên nhân gây nhức mắt, mọi người nên đi khám chuyên khoa mắt ngay khi có thể để kịp thời tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị.